Rất nhiều người nhầm lẫn giữa viễn thị vào lão thị, vì viễn thị và lão thị đều có đặc điểm chung là: gặp khó khăn khi nhìn gần. Nhưng trên thực tế thì đây là 2 tật khúc xạ hoàn toàn khác nhau. Hãy cùng Kính mắt Bích Ngọc phân biệt viễn thị và lão thị trong bài viết này.
1. Lão thị là gì?
Lão thị (presbyopia) là một tật khúc xạ ở mắt, thường xuất hiện ở người lớn tuổi. Đôi mắt của người lão thị bị suy giảm khả năng điều tiết, dẫn đến gặp khó khăn khi tập trung nhìn các vật ở gần.
Ở đôi mắt bị lão thị, thủy tinh thể bị lão hóa, trở nên xơ cứng, giảm tính đàn hồi, cùng với đó là hệ thống các cơ xung quanh bị suy yếu, dẫn đến suy giảm khả năng tiều tiết.
Khi tập trung các vật ở gần, thủy tinh thể không còn đủ cong, hệ thống các cơ điều tiết không còn đủ đàn hồi để điều tiết mắt nhìn rõ, tiêu điểm ảnh sẽ nằm phía sau võng mạc (giống như viễn thị).
Lão thị thường xuất ở sau tuổi 40, triệu chứng dễ nhân biết nhất đó là không thể nhìn rõ nét các vật ở gần. Người mắc lão thị nhẹ, muốn xem điện thoại, đọc sách báo phải đưa ra xa thì mới có thể nhìn thấy.
Theo Kính mắt Bích Ngọc, lão thị có thể xuất hiện sớm hoặc muộn ở từng người, độ nặng nhẹ khác nhau, nhưng mức độ trung bình là như sau:
- Độ tuổi 40 – 44 độ viễn +0.75 đến +1.00
- Độ tuổi 45 – 49 độ viễn +1.00 đến +1.50
- Độ tuổi 50 – 54 độ viễn +1.50 đến +2.00
- Độ tuổi 55 – 59 độ viễn +2.00 đến +2.25
- Độ tuổi 60+ độ viễn +2.25 đến +2.50
5.2. Lão thị khác viễn thị như thế nào?
Theo Kính mắt Bích Ngọc, viễn thị và lão thị giống nhau ở triệu chứng (nhìn gần không rõ), và giống nhau là cùng đeo kính là thấu kính hội tụ, nhưng khác nhau rất nhiều về bản chất.
Viễn thị là tật xuất hiện khi hệ thống khúc xạ của mắt có vấn đề (giác mạc quá dẹt, hoặc cầu mắt quá ngắn). Còn lão thị là tật xuất hiện khi khả năng điều tiết bị suy giảm vì lão hóa.
Viễn thị thường xuất phát từ nguyên nhân di truyền bẩm sinh, hoặc mắc bệnh lý đặc biệt. Lão thị lại có nguyên nhân do lão hóa, chủ yếu xuất hiện ở tuổi sau 40.
Người mắc viễn thị, nếu đeo kính viễn (thấu kính hội tụ) có thể nhìn được cả gần và xa. Còn người mắc lão thị, nếu đeo kính viễn (thấu kính hội tụ) chỉ có thể nhìn được gần, nhìn ra phải bỏ kính ra.
Phân biệt viễn thị và lão thị:
Bản chất: Viễn thị trục nhãn cầu ngắn hoặc giác mạc quá dẹt, Lão thị là suy giảm khả năng điều tiết
Nguyên nhân: Viễn thị do truyền bẩm sinh hoặc mắc bệnh lý, Lão thị là lão hóa tự nhiên
Triệu chứng: Viễn thị nhìn gần không rõ; Lão thị nhìn gần không rõ
Đối tượng: Viễn thị ở mọi lứa tuổi, thường ở trẻ em; Lão thị thường sau 40 tuổi
Đeo kính: Viễn thị đeo thấu kính hội tụ (cả nhìn xa và gần); Lão thị đeo thấu kính hội tụ (chỉ đeo khi nhìn gần).
Với nhiều người lão thị, khả năng nhìn gần và nhìn xa đều suy giảm, nên phải sử dụng 2 chiếc kính. Kính nhìn gần (là kính hội tụ) dùng khi đọc sách, xem điện thoại, làm việc. Kính nhìn xa (là kính phân kỳ) dùng khi lái xe, chơi thể thao, du lịch.
Kính đa tròng và kính hai tròng là giải pháp 2 trong 1, với cấu tạo mắt kính đặc biệt, có thể giúp người mắc lão thị nhìn xa và gần trên 1 chiếc kính.
Xem chi tiết: https://kinhmatbichngoc.vn/vien-thi.htm
Nguồn: https://kinhmatbichngoc.vn
Comments