Nhiều người bị cận thị băn khoăn không biết có những phương pháp điều trị nào. Trong bài viết này, Kính mắt Bích Ngọc sẽ chia sẻ với các bạn 6 phương pháp chữa cận thị hiện nay.
1. Chữa cận thị bằng đeo kính gọng
Đeo kính gọng chúng ta cần lưu ý 3 điểm sau:
Một là, dùng chiết suất mắt kính bao nhiêu, tính năng gì thì phù hợp
Hai là, tần suất đeo kính, đeo thường xuyên hay không
Ba là, cách đeo kính để giữ độ cận thị lâu dài
Ở 3 điểm trên, Kính mắt Bích Ngọc sẽ giúp bạn giải quyết từng vấn đề như sau:
Về chiết suất mắt kính, chiết suất càng cao mắt kính càng mỏng, do đó những người có độ cận cao được khuyên dùng mắt kính có chiết suất cao
Về tính năng, ngoài những tính năng cơ bản như chống bám bụi, trầy xước, hạn chế bám nước, bám vân tay, … thì còn tính năng lọc ánh sáng xanh, chống chói khi lái xe ban đêm, … các bạn cần chia sẻ cho nhân viên bán kính để được tư vấn loại mắt kính phù hợp.
Về tần suất đeo kính, nó được chỉ định dựa trên độ cận, độ tuổi, thời gian làm việc – học tập – các hoạt động khác của bạn. Thường những người cận nhẹ dưới 1,5 độ chỉ nên đeo kính đi nhìn xa, đối với người cận nặng trên 1,5 độ thì đeo kính thường xuyên hơn kết hợp các bài tập thư giãn mắt.
2. Chữa cận thị bằng kính áp tròng
Đối với một số cá nhân, kính áp tròng mang lại tầm nhìn rõ ràng hơn và trường nhìn rộng hơn kính đeo mắt. Tuy nhiên, vì kính áp tròng được đeo trực tiếp vào mắt nên chúng cần được đánh giá và chăm sóc thích hợp để bảo vệ sức khỏe của mắt.
3. Chữa cận thị bằng chỉnh hình giác mạc tạm thời bằng Ortho K
Một lựa chọn khác để điều trị cận thị là phương pháp chỉnh hình Ortho-K, còn được gọi là liệu pháp khúc xạ giác mạc (CRT).
Cách thực hiện: Đeo một loạt kính áp tròng được thiết kế đặc biệt để dần định hình lại độ cong của giác mạc. Đeo qua đêm, sáng tháo ra.
Cơ chế của thấu kính: Tạo áp lực lên giác mạc để làm phẳng nó, giúp thay đổi cách ánh sáng đi vào mắt được tập trung.
Đối tượng áp dụng: Những người cận thị nhẹ
4. Chữa cận thị bằng phẫu thuật bào mỏng giác mạc bằng Laser Excimer (LASIK)
Hiện nay phẫu thuật LASIK khá phổ biến và đem lại kết quả rất khả quan cho những người cận thị.
Dựa trên nguyên lý cận thị là do hoặc chiều dài nhãn cầu lớn hơn công suất hội tụ của mắt hoặc công suất hội tụ của mắt gồm giác mạc và thủy tinh thể lớn hơn do với chiều dài nhãn cầu. Do vậy, chỉ cần làm mỏng bớt độ cong giác mạc là có thể điều trị tật cận thị.
Đối tượng áp dụng: với bệnh nhân cận thị trên 25 tuổi, và độ cận là +-1 Dioptre ≤ Cận thị ≤ -12 Dioptre.
Không áp dụng với: Những người khúc xạ mắt chưa ổn định, một số bệnh lý mắt như viêm kết mạc, viêm giác mạc… hoặc những người không thể giữ được tư thế nằm yên.
Ưu điểm của phẫu thuật LASIK: Thực hiện nhanh trong vòng 10 phút, dễ thực hiện, kỹ thuật đơn giản. Không đau nhức, hậu phẫu nhẹ nhàng, dễ chăm sóc, ít gây khó chịu cho bệnh nhân. Phục hồi thị lực tốt.
5. Phẫu thuật thay thủy tinh thể
Phẫu thuật lấy thủy tinh thể trong là một phẫu thuật lấy đi thủy tinh thể còn trong suốt, có hay không có đặt kính nội nhãn.
Đối tượng áp dụng: Những người tật khúc xạ cao trên 8 độ mà không dễ dàng xử lý bằng những phương pháp điều trị khúc xạ khác chẳng hạn như Lasik, đeo kính.
Không áp dụng với: Những bệnh nhân có bệnh lý võng mạc
Ưu điểm: Đây là phương pháp tương đối dễ thực hiện, cải thiện thị lực tốt. Độ ổn định tốt so với các phương pháp phẫu thuật khúc xạ khác.
6. Cấy ghép ống kính nội nhãn phakic
Đối tượng áp dụng: Những người bị cận thị nặng hoặc giác mạc quá mỏng đối với các thủ thuật laser có thể được cấy ghép ống kính nội nhãn.
Thực hiện: Bác sĩ có thể cấy các thấu kính nhỏ với hiệu chỉnh quang học mong muốn vào mắt. Bộ phận cấy ghép có thể được đặt ngay trước thủy tinh thể tự nhiên (cấy ghép ống kính nội nhãn phakic), hoặc bộ phận cấy ghép có thể thay thế thủy tinh thể tự nhiên (chiết xuất thủy tinh thể trong bằng cấy ghép ống kính nội nhãn).
Quy trình chiết xuất thủy tinh thể trong này tương tự như phẫu thuật đục thủy tinh thể nhưng xảy ra trước khi bị đục thủy tinh thể.
Link bài viết: https://kinhmatbichngoc.vn/tat-can-thi.htm
Nguồn: https://kinhmatbichngoc.vn
Comments